Chúng ta có thể bất tử trong vòng 17 năm tới nhờ vào tiến bộ của khoa học??

Chủ nhật - 28/04/2019 21:39
Sự bất tử luôn là vấn đề hấp dẫn con người hàng ngàn năm nay. Quan điểm về cuộc sống vĩnh cửu là gì? Đó là nỗi lo về cái chết, sự biến mất khỏi cuộc sống loài người, chính vì thế nó thôi thúc con người tìm mọi cách để kéo dài tuổi thọ. Các công ty lớn đã đầu tư hàng triệu đô la để nghiên cứu làm sao có được sự bất tử. Bên cạnh những thành tựu đột phá, các nhà khoa học phải đối mặt với một số thách thức nhất định.

Nhưng câu hỏi đặt ra là, chúng ta đang có trong tay những gì? Và đây là 1 phần câu trả lời dành cho bạn...

Các nghiên cứu đang được thực hiện

Tin được không, chúng ta có thể bất tử trong vòng 17 năm tới? - Ảnh 1.

Khoa học hiện đại và y học ngày càng đưa chúng ta tiến gần đến sự bất tử hơn bao giờ hết. Tại ĐH Northwestern (Mỹ), các nhà khoa học đã nghiên cứu cách thức vô hiệu hóa quá trình chuyển đổi gen di truyền. Đây cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng lão hóa. Tuy nhiên quá trình này được thực hiện trên loài sâu róm.

Tất nhiên, đây là thách thức lớn khi tiến hành áp dụng vào cơ thể người, nhưng kỹ thuật này là một thành tựu quan trọng.

Một thành tựu khác là nghiên cứu sự hồi sinh một con chuột già bằng cách truyền máu từ một con chuột con. Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng phương pháp có thể hiệu quả khi áp dụng với người.

Thế nhưng đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng lão hóa?

Nhà khoa học, tác giả của “Ending Aging (2017)” - Aubrey de Grey đã chỉ ra 7 nguyên nhân gây ra hiện tượng lão hóa của tế bào. Đó là:

1. Hạt nhân đột biến / Biểu hiện của đột biến: các đột biến có thể dẫn đến ung thư.

2. Ti thể đột biến: thành phần rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng.

3. Chất thải nội bào: các protein không được “tiêu hóa” bởi các tế bào.

4. Chất thải ngoại bào: các protein tích lũy bên ngoài tế bào. Ví dụ, trong não của bệnh nhân mắc bệnh “Alzheimer”.

5. Tế bào bị biến mất: các tế bào không thể tái tạo bởi chính cơ thể.

6. Tế bào già yếu: khi các tế bào mất khả năng phân chia.

7. Các liên kết ngoại bào: nguyên nhân làm mất tính đàn hồi của tế bào và các mô.

Tuy nhiên, khoa học hiện đại luôn tin về khả năng đạt được sự bất tử.

Nhà nghiên cứu Wolfgang Fink thuộc ĐH Arizona chia sẻ: “Bằng cách ngăn chặn tế bào chết và quá trình lão hóa, sử dụng các phương pháp đông lạnh, sử dụng tế bào từ những người hiến tặng, chúng ta có thể kéo dài tuổi thọ tự nhiên.”

Dựa trên nền tảng này, chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng, việc đạt được sự bất tử không còn quá xa. 

Bởi ta đã thực hiện được khá nhiều nghiên cứu nhằm mở khóa sức mạnh gen - bằng cách giải mã bí ẩn xung quanh bộ gen, các nhà khoa học có thể tìm thấy “gen bất tử” và “cấy” chúng vào tế bào.

Ngoài ra, ta cũng tiến hành nhân bản để tìm hiểu, thay thế một phần hoặc toàn bộ cơ thể. Nhân bản được xem là một nhánh của nghiên cứu sự bất tử và đó là phương pháp phát triển nhất hiện nay.

Không những thế, phương pháp sử dụng chất làm lạnh cũng giúp con người “rơi vào trạng thái ngủ đông” mãi cho đến khi tìm ra phương thức cứu chữa.

Tin được không, chúng ta có thể bất tử trong vòng 17 năm tới? - Ảnh 2.

Hoặc không, nghiên cứu về sử dụng não nhân tạo - khiến cơ thể bạn có thể chết đi, nhưng não bộ sẽ được lưu trữ thông tin vào một ổ đĩa cứng vĩnh viễn - đây là một dự án tên “Russia-2045” - được tuyên bố sẽ thành hiện thực trong vòng 17 năm tới.

Ngoài ra, ta cũng nên hi vọng vào công nghệ sửa chữa tế bào. Đó là do công nghệ nano đang phát triển, vì vậy tất cả các phương pháp điều trị sẽ sớm được thực hiện bởi các “nanorobots” (robot siêu nhỏ). Chúng thậm chí có thể thay thế tế bào cũ bằng những tế bào mới. 

Tin được không, chúng ta có thể bất tử trong vòng 17 năm tới? - Ảnh 3.

Theo các bạn, điều gì sẽ xảy ra trong tương lai? Bạn có tin rằng khoa học đủ khả năng làm cho con người trở nên bất tử - hãy để lại ý kiến nhé!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giữa trang 2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây