TUYỂN SINH LỚP LIÊN THÔNG NGÀNH Y HỌC TRUYỀN

Thứ tư - 14/06/2023 23:26
Trong hệ thống chăm sóc y tế ở nước ta hiện nay, ngoài các phương pháp điều trị bằng cách ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại vào điều trị bệnh, thì vẫn còn một phương pháp nữa cũng rất được nhiều bệnh nhân lựa chọn là điều trị bằng đông y (hay còn gọi là Y học cổ truyền). Vậy ngành Y học cổ truyền là gì? Tiềm năm cơ hội việc làm khi học xong ngành Y học cổ truyền như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin hữu ích ở bài viết dưới đây.
TUYỂN SINH LỚP LIÊN THÔNG NGÀNH Y HỌC TRUYỀN
I. ĐIỀU TRỊ BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN LÀ GÌ?
Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông y) là cách điều trị bệnh dùng các phương pháp cổ truyền được lưu truyền từ xa xưa và được truyền lại đến ngày nay. Phương pháp chữa bệnh hay dùng là sử dụng các bài thuốc nam, thuốc bắc hoặc châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt.
Y học cổ truyền là chuẩn đoán bệnh bằng các phương pháp vọng chẩn (quan sát bệnh nhân và hoàn cảnh, văn chẩn (lắng nghe âm thanh từ thể trạng và tâm sự của bệnh nhân), vấn chẩn (hỏi bệnh nhân và người nhà những điều liên quan), thiết chẩn (khám bằng tay và dụng cụ) để xác định bệnh trạng. Về điều trị, y học cổ truyền sử dụng các phương thức như: châm cứu; thuốc uống hoặc dùng ngoài da, và cả xoa bóp; vật lý trị liệu.
II. NGÀNH Y HỌC CỔ TRUYỀN LÀ GÌ?
Ngành Y học cổ truyền (tên Tiếng Anh là Traditional medicine) là ngành y tế nghiên cứu về y học phương đông dựa trên cơ sở triết học Ngỹ hành Âm – Dương cân bằng.
Sinh viên theo học ngành Y học cổ truyền sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên sâu như: Dược học cổ truyền (thực vật dược, dược lâm sàng, chế biến dược…); Dưỡng sinh (phương pháp xoa bóp, phương pháp thực dưỡng); Châm cứu (điện châm, đầu châm, thủy châm, tê châm); Bệnh học (bệnh học kết hợp nội khoa, bệnh học kết hợp ngoại khoa…).
Ngoài ra, sinh viên còn được đào tạo chuyên sâu về sử dụng những phương pháp chữa bệnh bằng Y học cổ truyền như: thuốc nam, thuốc bắc, châm cứu… Bên cạnh những kiến thức về điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền thì sinh viên còn được dạy về Y đức của người thầy thuốc để đáp ứng tốt công việc sau này.
III. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KHI LỰA CHỌN NGÀNH Y HỌC CỔ TRUYỀN
Với tiềm năng phát triển nghề rất lớn, tuy nhiên nguồn nhân lực ngành Y học cổ truyền lại đang thiếu trầm trọng. Chính vì vậy, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có thể dễ dàng xin được việc làm tại những vị trí phù hợp mà mình mong muốn như:
+ Làm việc tại những bệnh viện Y học cổ truyền, khoa y học cổ truyền tại những bệnh viện đa khoa tỉnh, hoặc các cơ sở y tế;
+ Tham gia các công tác phòng bệnh, tổ chức các chương trình chăm sóc sức khỏe bằng Y học cổ truyền;
+ Tự mở các phòng khám để chăm sóc, điều trị, kê đơn thuốc, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt…;
+ Làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại những cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng hoặc trung cấp.
IV. THÔNG TIN TUYỂN SINH
1. Đối tượng tuyển sinh:
  • Đã tốt nghiệp Trung cấp đúng ngành
  • Đã tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng trái ngành
2. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển
3. Hồ sơ xét tuyển bao gồm
+ Bằng tốt nghiệp + Học bạ THPT (photo công chứng);
+ Bằng tốt nghiệp + Bảng điểm TC/CĐ (photo công chứng);
+ Giấy khai sinh + CCCD (photo công chứng);
+ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc xác nhận của đơn vị nơi công tác;
+ Giấy khám sức khỏe (lưu ý không quá 06 tháng);
+ 04 ảnh 3*4 ghi rõ họ tên, ngày sinh ở mặt sau ảnh (lưu ý không quá 06 tháng);
+ Giấy tờ ưu tiến (nếu có).
ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ
  • Cơ sở 1:  Ngõ 4, Dương Khuê, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
CƠ SỞ ĐÀO TẠO: Hà Nộ và tp. Hồ Chí Minh
LIÊN HỆ TUYỂN SINH

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 2.7 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giữa trang 2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây