TUYỂN SINH HỆ CAO ĐẲNG LIÊN THÔNG + VB2 NGÀNH KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM Y HỌC

Thứ năm - 18/05/2023 04:07
Xét nghiệm y học là thuật ngữ chỉ một phương pháp dùng đến các thiết bị y học hiện đại tiến hành xét nghiệm, kiểm tra chuyên sâu hơn để xác định đúng mầm bệnh và đưa ra phương pháp điều trị chuẩn xác nhất. Vậy ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học là gì? Công việc của một kỹ thuật viên xét nghiệm làm những gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
TUYỂN SINH HỆ CAO ĐẲNG LIÊN THÔNG + VB2 NGÀNH KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM Y HỌC
I. NGÀNH KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM Y HỌC LÀ GÌ?
Kỹ thuật xét nghiệm y học (tên Tiếng Anh là Laboratory Medicine Technique) là việc phân tích các mẫu bệnh phẩm thu được như: nước tiểu, máu, dịch,… Từ các mẫu bệnh phẩm này sẽ hỗ trợ bác sĩ chuẩn đoán bệnh chính xác, xây dựng các phác đồ điều trị kịp thời, cũng như có thể dự báo sớm nguy cơ mắc bệnh có thể xảy ra. Ngoài ra, kỹ thuật xét nghiệm còn đóng vai trò quan trọng trọng an toàn vệ sinh thực phẩm và lĩnh vực dự phòng như: tầm soát dịch bệnh, đánh giá lâm sàng hiệu quả thuốc và vắc xin.
II. CÔNG VIỆC CỦA KỸ THUẬT VIÊN XÉT NGHIỆM CẦN LÀM NHỮNG GÌ?
Nhắc đến kỹ thuật viên xét nghiệm là nói đến những con người chuyên làm việc ở những phòng xét nghiệm, họ có thể phụ trách về xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm vi sinh… Tuy nhiên, nhìn chung công việc chính của kỹ thuật xét nghiệm là:
+ Dán nhãn, phân loại và kiểm tra mẫu vật, sắp xếp và lưu trữ tất cả thông tin vào hệ thống máy tính;
+ Tham tác với máy móc, thiết bị xét nghiệm theo quy định và phân công người quản lý, giám sát;
+ Ghi lại kết quả chính xác của các xét nghiệm, làm rõ các chỉ số bất thường trong kết quả xét nghiệm bằng cách in đậm, so sánh với mức chỉ số bình thường;
+ Trả kết quả cho bệnh nhân để họ gặp bác sĩ khám và điều trị nghe kết quả chuẩn đoán, phương pháp trị hoặc gửi thẳng kết quả đến tay bác sĩ trong một số trường hợp;
+ Nghêm túc thực hiện theo các quy định, quy trình xét nghiệm tiêu chuẩn, không để sai sót khi vận hành máy móc, thiết bị cũng như khi trả kết quả;
+ Tuân thủ các yêu cầu về bảo mật thông tin bệnh nhân;
+ Tuân thủ các quy định về an toàn để tạo môi trường làm việc an toàn cho bản thân và đồng nghiệp bằng cách giữ cho phòng xét nghiệm sạch sẽ, đảm bảo không có thiết bị y tế nào bị nhiễm khuẩn;
+ Cập nhật, lưu trữ tất cả các kết quả xét nghiệm của bệnh nhân;
+ Duy trì cơ sở dữ liệu trong ngân hàng máu và chuẩn bị truyền máu khi được yêu cầu.
III. NHỮNG TỐ CHẤT CẦN CÓ CỦA MỘT KỸ THUẬT VIÊN XÉT NGHIỆM GIỎI
Ngành xét nghiệm là ngành vô cùng quan trọng trong lĩnh vực y tế, kỹ thuật viên xét nghiệm là những người trực tiếp lấy mẫu bệnh phẩm để phân tích, đánh giá, giải thích kết quả xét nghiệm… Cho nên để có thể trở thành một người kỹ thuật viên giỏi cần có những tố chất sau đây:
- Kiến thức chuyên môn: là một người kỹ thuật viên xét nghiệm đầu tiên bạn phải có một kiến thức chuyên môn vững vàng. Để có thể thuần thục thao tác và sử dụng các loại máy móc, lấy các mẫu bệnh phẩm… phục vụ quá trình xét nghiệm. Bạn không thể nói bữa hoặc làm theo cảm tính, vì đây là công việc đòi hỏi sự chính xác cao, kết quả đưa ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự chuẩn đoán của bác sĩ, bởi nếu có sai sót trong quá trình xét nghiệm sẽ dẫn đến sai lầm không thể cứu vãn được. Vì vậy, để làm tốt công việc kỹ thuật viên xét nghiệm bạn phải có kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, khả năng thực hành tốt, chăm chỉ học hỏi, nghiên cứu liên tục và không được lười biếng.
- Có tính cẩn thận: ngoài trình độ chuyên môn giỏi thì người kỹ thuật viên xét nghiệm cũng cần phải có tính cẩn thận. Bạn phải nắm rõ và thực hiện đúng quy trình nghiêm ngặt, tránh những sai sót cho dù nhỏ nhất có thể làm hỏng kết quả điều trị bệnh, trong từng khâu làm việc luôn cần sự tỉ mỉ và chắc chắn nhằm giảm thiểu rủi ro cho bệnh nhân, tránh các nguy cơ lây nhiễm có thể xảy ra trong môi trường làm việc. Do đó, bạn phải rèn luyện cho mình đức tính vô cùng quan trọng này vì sự an toàn cho chính mình, cũng như góp phần bảo vệ cho người xung quanh.
- Kiên trì và dũng cảm: là một ngành luôn luôn phải đối mặt với nguy cơ bị lây nhiễm các nguồn bệnh nguy hiểm, cho nên đê có thể đủ can đảm vượt qua nỗi sợ hãi đó thì bạn cần phải có sự kiên trì và lòng dũng cảm.
- Nhanh nhạy vận dụng kỹ năng: là người kỹ thuật viên xét nghiệm với kiến thức chuyên môn tốt, bạn cũng cần phải có khả năng vận dụng những kỹ năng độc lập hoặc phối hợp với đồng nghiệp để ứng dụng những thành quả khoa học vào quá trình khám chữa bệnh, cũng như đánh giá và xử lý những tính huống đột xuất bất ngờ, cấp bách đòi hỏi những cách giải quyết hiệu quả và nhanh gọn.
- Có trách nhiệm và tinh thần nghiên cứu học hỏi: ngành xét nghiệm luôn đóng vai trò quan trọng, nên người kỹ thuật viên phải hiểu được trọng trách công việc của mình, nhằm đảm bảo các xét nghiệm được đưa ra theo đúng quy trình, chuẩn xác nhằm cung cấp thông tin đúng cho bác sĩ chữa bệnh, luôn phải đề cao tinh thần trách nhiệm trong khi làm việc, không được lơ là, cẩu thả. Bên cạnh đó, bạn phải thường xuyên cập nhật thông tin, kỹ năng sử dụng các trang thiết bị, máy móc hiện đại, và trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích từ thực tiễn cũng như sách vở.
- Kỹ năng ứng xử: đối với người làm việc trong môi trường y tế nói chung và kỹ thuật viên xét nghiệm nói riêng đều phải có thái độ đúng mực, hết lòng phục vụ bệnh nhân, cống hiến với nghề. Nhiều người nghĩ rằng khi làm xét nghiệm là chỉ phải làm việc trong môi trường kín toàn máy móc, không phải tiếp xúc với bệnh nhân nên bỏ qua cách giao tiếp. Nhưng điều này là hoàn toàn không đúng, bởi vì dù ở môi trường nào bạn cũng phải nhiệt tình với công việc, tôn trọng và lịch sự, ứng xử nhẹ nhàng, chân thành với bệnh nhân. Đặc biệt công việc của người kỹ thuật viên xét nghiệm luôn đòi hỏi tính chính xác cao, thường xuyên gặp áp lực vì tăng ca, lượng bệnh nhân quá tải… Vì vậy , bạn phải luôn giữ trong mình niềm đam mê với công việc, tính trung thực và làm việc khách quan.
 IV. THÔNG TIN TUYỂN SINH
1. Đối tượng tuyển sinh:
  • Đã tốt nghiệp Trung cấp đúng ngành
  • Đã tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng trái ngành
2. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển
3. Hồ sơ xét tuyển bao gồm
+ Bằng tốt nghiệp + Học bạ THPT (photo công chứng);
+ Bằng tốt nghiệp + Bảng điểm TC/CĐ (photo công chứng);
+ Giấy khai sinh + CCCD (photo công chứng);
+ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc xác nhận của đơn vị nơi công tác;
+ Giấy khám sức khỏe (lưu ý không quá 06 tháng);
+ 04 ảnh 3*4 ghi rõ họ tên, ngày sinh ở mặt sau ảnh (lưu ý không quá 06 tháng);
+ Giấy tờ ưu tiến (nếu có).
ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ
  • Cơ sở 1:  Ngõ 4, Dương Khuê, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
CƠ SỞ ĐÀO TẠO: Hà Nộ và tp. Hồ Chí Minh
LIÊN HỆ TUYỂN SINH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giữa trang 2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây