TUYỂN SINH HỆ CAO ĐẲNG LIÊN THÔNG + VB2 NGÀNH DƯỢC

Thứ năm - 11/05/2023 03:59
Mỗi năm có hàng ngàn thí sinh đăng ký dự thi vào các trường đại học, cao đẳng hoặc trung cấp có chuyên ngành đào tạo về y tế. Trong mỗi chuyên ngành đều có tầm quan trọng và có những chương trình đào tạo chuyên biệt, mà một trong số đấy thì ngành dược là ngành đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và quy trình đào tạo bài bản. Vậy ngành Dược là gì? Những kỹ năng cần thiết để theo đuổi ngành học này như nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
TUYỂN SINH HỆ CAO ĐẲNG LIÊN THÔNG + VB2 NGÀNH DƯỢC
I. NGÀNH DƯỢC LÀ GÌ?
Hiện nay mọi người đều hiểu đơn giản nói đến ngành dược là nhắc đến những người chuyên bán thuốc tại các cửa hàng thuốc. Tuy nhiên ngành dược lại được chia làm 4 chuyên nành khác nhau gồm: Dược học, Hóa dược, Công nghệ sinh học, Hóa học. Bên cạnh đó, ngành dược còn là lĩnh vực liên quan đến khoa học và nghiên cứu là chủ yếu. Đó là nghiên cứu mối liên hệ giữa cơ thể con người với cách thức hoạt động của các loại thuốc và nghiên cứu về cách sử dụng thuốc để điều trị bệnh.
II. TỐ CHẤT PHÙ HỢP ĐỂ HỌC NGÀNH DƯỢC
Bên cạnh những điểm như chăm chỉ, khả năng học hỏi và tiếp thu lượng kiến thức khổng lồ, bạn sẽ cần thêm những tố chất sau để theo học ngành này:
- Thích giúp đỡ mọi người: là một dược sĩ, bạn sẽ gặp rất nhiều bệnh nhân đau ốm hoặc cần sự giúp đỡ. Vậy nếu bạn là người có lòng đồng cảm, thương yêu và tình cảm cộng đồng thì bạn sẽ dễ dàng tiến xa và có sự thành công trong nghề nghiệp.
- Yêu thích hóa học: để có thể học tốt ngành dược thì bạn còn phải là người giỏi môn Hóa học, bởi đây là môn học có sự tương tác và liên hệ giữa cơ thể con người với các hóa trong thuốc. Vì vậy, nếu không thực sự giỏi và yêu thích môn Hóa học thì bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi theo đuổi ngành dược.
- Có khả năng phân tích: sở hữu kỹ năng phân tích tốt sẽ giúp bạn dễ dàng hợn trong quá trình tìm hiểu tiểu sử bệnh nhân và đưa ra phương cách chữa trị phù hợp nhất cho người bệnh.
- Kỹ năng giao tiếp tốt: là một kỹ năng vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn thời gian trong quá trình làm việc là bạn dùng để giao tiếp với bệnh nhân để tìm được cách giải thích dễ hiểu và rõ ràng nhất về sự cần thiết của một loại thuốc cụ thể và tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc.
III. SINH VIÊN HỌC NGÀNH DƯỢC RA TRƯỜNG LÀM GÌ?
Với những kỹ năng và kinh nghiệm được đào tạo trên ghế nhà trường, sinh viên sau khi ra trường có thể xin vào làm việc tại những vị trí khác nhau như:
+ Làm việc tại các công ty sản xuất thuốc với các vị trí: nghiên cứu sản phẩm, quản lý sản xuất, kiểm soát chất lượng, marketing, cung ứng…
+ Làm việc tại các trung tâm kiểm nghiệm với vai trò chuyên viên kiểm định chất lượng thuốc, phát hiện thuốc giả hoặc thuốc kém chất lượng.
+ Làm việc tại các khoa Dược ở các bệnh viên trực thuộc trung ương hoặc các bệnh viện tỉnh.
+ Làm việc tại các cơ sở sản xuất, chịu trách nhiệm nghiên cứu, bào chế và theo dõi quy trình sản xuất.
+ Tự kinh doanh làm chủ mở các nhà thuốc tư nhân, trực tiếp tư vấn và bán thuốc theo đơn của bác sĩ.
IV. THÔNG TIN TUYỂN SINH
1. Đối tượng tuyển sinh:
  • Đã tốt nghiệp Trung cấp đúng ngành
  • Đã tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng trái ngành
2. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển
3. Hồ sơ xét tuyển bao gồm
+ Bằng tốt nghiệp + Học bạ THPT (photo công chứng);
+ Bằng tốt nghiệp + Bảng điểm TC/CĐ (photo công chứng);
+ Giấy khai sinh + CCCD (photo công chứng);
+ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc xác nhận của đơn vị nơi công tác;
+ Giấy khám sức khỏe (lưu ý không quá 06 tháng);
+ 04 ảnh 3*4 ghi rõ họ tên, ngày sinh ở mặt sau ảnh (lưu ý không quá 06 tháng);
+ Giấy tờ ưu tiến (nếu có).
ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ
  • Cơ sở 1:  Ngõ 4, Dương Khuê, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
CƠ SỞ ĐÀO TẠO: Hà Nộ và tp. Hồ Chí Minh
LIÊN HỆ TUYỂN SINH
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giữa trang 2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây