I. KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM Y HỌC LÀ GÌ?
- Ngành kỹ thuật xét nghiệm y học (tiếng Anh là Laboratory Medicine Technique) là ngành học đào tạo ra các kỹ sư, bác sĩ kiêm tra, giám sát quy chế vô khuẩn, quy định về sử dụng hóa chất và sinh phẩm chuyên dụng và an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm, phân tích các mẫu bệnh phẩm (máu, phân, nước tiểu, dịch,…) của người dân có nhu cầu chăm sóc sức khỏe.
- Kỹ thuật xét nghiệm y học ra đời có mục tiêu là cung cấp thông tin kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh nhanh chóng, phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả cũng như dự báo trước nguy cơ mắc bệnh giúp người dân có ý thức phòng bệnh tốt. Đào tạo sinh viên có phẩm chất đạo đức cũng như lĩnh vực chuyên môn trong nghề Kỹ thuật xét nghiệm y học, biết xét nghiệm lâm sàng, phát hiện nhanh tác nhân gây bệnh chính xác trên nền tảng kiến thức về khoa học sức khỏe nói chung và kiến thức chuyên sâu về hóa sinh, huyết học, miễn dịch học, vi sinh học.
II. NGÀNH KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM Y HỌC CẦN CÓ TỐ CHẤT GÌ?
Sinh viên theo học ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học bắt buộc phải có những tố chất phù hợp như sau:
+ có đức tính tỉ mỉ, cẩn thận;
+ có niềm đam mê, nhiết huyết với nghề;
+ có tính nhẫn nại trong mọi hoàn cảnh;
+ có sự nhanh nhạy và chính xác trong công việc;
+ có đầu óc phán đoán mọi vấn đề;
+ chịu được áp lực công việc, áp lực dư luận;
+ có sự mạnh mẽ và dũng cảm;
+ cần có sức khỏe tốt để làm việc lâu dài;
+ có tinh thần tự học và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe mọi người.
III. HỌC KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM Y HỌC LÀM GÌ?
Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học ra trường, sinh viên đã mở ra cơ hội tìm được việc làm phù hợp cho chính mình, tại những vị trí sau:
+ tư vấn hay thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu môi trường; thực hiện được những biện pháp đảm bảo chất lượng và kiểm tra chất lượng các kỹ thuật xét nghiệm y học dự phòng;
+ tư vấn, truyền thông cho các cán bộ y tế công cộng, bác sĩ, những nhân viên phòng xét nghiệm về việc lí giải kết quả, thu thập mẫu bệnh phẩm và ứng dụng xét nghiệm trong các trường hợp đặc biệt;
+ làm việc tại các cơ sở y tế, các bệnh viện từ trung ương đến địa phương có khoa xét nghiệm;
+ làm việc tại các Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm; các Viện xét nghiệm Trung ương, Trung tâm y tế dự phòng; các tổ chức có hoạt động xét nghiệm về môi trường, dinh dưỡng;
+ tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp có đào tạo ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học.
IV. THÔNG TIN TUYỂN SINH
1. Đối tượng tuyển sinh:
- Tốt nghiệp THPT và tương đương
- Người đã có bằng tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học
2. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển
3. Thời gian và Hình thức đào tạo:
- Thời gian đào tạo: Liên hệ để có thời gian đào tạo phù hợp
- Hình thức đào tạo: Linh hoạt và phù hợp với mọi đối tượng
4. Thời gian tuyển sinh: Phát hình và nhận hồ sơ liên tục trong năm
5. Hồ sơ xét tuyển:
+ Bằng tốt nghiệp THPT và Bằng tốt nghiệp TC/CĐ/ĐH: bản sao công chứng
+ Học bạ THPT và Bảng điểm TC/CĐ/ĐH: bản sao công chứng
+ Sơ yếu lý lịch có đóng dấu của chính quyền địa phương
+ Căn cước công dân: bản sao công chứng
+ Giấy khai sinh: bản sao công chứng
+ Giấy khám sức khỏe (lưu ý không quá 6 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ)
+ 04 ảnh (3*4) (lưu ý không quá 6 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ)
+ Giấy tờ ưu tiên khác (nếu có)
ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ
- Cơ sở 1: Ngõ 4, Dương Khuê, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
- Cơ sở 2: số 301 Nguyễn Trãi, p. Quyết Thắng, tp. Lai Châu, tỉnh Lai Châu
CƠ SỞ ĐÀO TẠO: Hà Nộ và tp. Hồ Chí Minh
LIÊN HỆ TUYỂN SINH