THAY ĐỔI TRONG THI TỐT NGHIỆP THPT: CÓ HẸP CỬA VÀO ĐẠI HỌC?

Thứ tư - 25/12/2024 20:47
Những quy định mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 có thể khiến cơ hội xét tuyển vào đại học hẹp hơn trước
THAY ĐỔI TRONG THI TỐT NGHIỆP THPT: CÓ HẸP CỬA VÀO ĐẠI HỌC?

Với quy định mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ng bố, học sinh (HS) thi 4 môn trong 3 buổi là ngữ văn, toán và bài thi tự chọn gồm 2 môn thi.

Tổ hợp xét tuyển giảm

Các môn tự chọn gồm: vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, ng nghệ định hướng ng nghiệp (gọi tắt là ng nghệ ng nghiệp), ng nghệ định hướng nông nghiệp (gọi tắt là ng nghệ nông nghiệp), ngoại ngữ (tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nhật, Hàn).

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc chỉ thi 4 môn sẽ dẫn đến số tổ hợp xét tuyển của thí sinh giảm. Hiệu trưởng một trường THPT đóng tại quận Ba Đình, TP Hà Nội cho rằng phương án thi 2+2 giảm áp lực nhưng sẽ làm giảm lựa chọn xét tuyển đại học (ĐH) của HS, đặc biệt là thí sinh xét tuyển ĐH bằng các tổ hợp môn khoa học tự nhiên sẽ gặp nhiều bất lợi. Ví dụ, thí sinh chọn hóa, sinh là 2 môn tự chọn, sẽ chỉ xét tuyển được tổ hợp B00. Tương tự, thí sinh chọn thi vật lý, hóa học cũng chỉ xét tuyển được tổ hợp A00 hoặc tổ hợp C01 (toán, lý, văn) nhưng tổ hợp này cũng không được quá nhiều trường sử dụng. "Rõ ràng quy định này trước mắt hạn chế lựa chọn tổ hợp thi sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn ngành nghề của thí sinh, vì thế các em phải xác định thật kỹ môn thi tốt nghiệp" - vị này nhận định.

Trong khi đó, lãnh đạo nhiều trường ĐH cũng cho biết sẽ phải thay đổi ít nhiều trong việc tuyển sinh. GS-TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Trường ĐH ng nghệ - ĐHQG Hà Nội, cho biết lãnh đạo nhà trường nhận được một số đề xuất tư vấn tuyển sinh tổ hợp có môn học mới. Một số giảng viên của trường cho rằng trong tổ hợp tuyển sinh cần có môn tin học hay ng nghệ, song nhà trường phải cân nhắc vì chưa rõ môn học này được dạy như thế nào ở bậc phổ thông.

Hiệu trưởng một trường ĐH tại Hà Nội nhận định phương án thi tốt nghiệp 4 môn sẽ khiến các trường ĐH phải tính toán phương án xét tuyển phù hợp, căn cứ trên thực tế việc lựa chọn môn học của HS trong chương trình mới. Điều này khiến các trường phải đau đầu cân đối tổ hợp xét tuyển bởi số lượng thí sinh chọn theo tổ hợp tự nhiên truyền thống như A00, B00 có thể giảm. Theo một khảo sát không chính thức, số em chọn học đồng thời các môn lý, hóa, sinh ở THPT không nhiều, việc chỉ được chọn 2 môn thi đã dẫn đến xu hướng HS chọn tiếng Anh và một môn khác, nhằm tăng số lượng tổ hợp xét tuyển ĐH.

Phức tạp trong sắp xếp phòng thi

ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông - Trường ĐH ng Thương TP HCM, cho rằng việc cho phép 2 môn tự chọn vào một buổi thi có điều lợi và bất tiện. Trong đó, điểm tích cực là cho phép thí sinh tự chọn 2 môn thi sẽ tạo điều kiện để HS phát huy thế mạnh và sở trường, giảm áp lực học những môn không phù hợp. Nhưng thách thức vì lựa chọn môn có thể làm phức tạp khâu tổ chức, đặc biệt là việc xếp phòng thi theo từng tổ hợp. Các trường THPT sẽ cần nhiều nguồn lực, phòng... để bảo đảm không trùng lịch, tránh nhầm lẫn. Với số lượng lớn môn tự chọn, việc sắp xếp phòng thi sao cho hợp lý, tránh tình trạng thiếu hoặc dư phòng sẽ phức tạp hơn.

Thầy Lâm Vũ ng Chính, giáo viên Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP HCM), cho biết với những điểm mới trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025, dù có nhiều cải tiến song vẫn còn một số băn khoăn.

Theo thầy Chính, việc HS chỉ thi 3 buổi, thực tế là giảm số buổi thi so với trước nhưng lại nảy sinh vấn đề tổ chức 1 buổi thi còn lại cho các môn tự chọn thế nào? Làm sao để phân bổ vào các hội đồng thi?

Thầy Chính lấy ví dụ trong cùng một trường, nếu tất cả các em cùng chọn môn tự chọn giống nhau thì việc phân bổ đơn giản nhưng nếu khác nhau thì làm sao, hay là thi xong môn này lại chạy sang phòng thi khác để thi môn khác, thậm chí là chạy sang một điểm thi khác để dự thi, nếu vậy thì khoảng cách tính làm sao? Nếu cùng một phòng thi mà thi nhiều môn tự chọn khác nhau thì thế nào? Các môn thi tự chọn đổ hết vào một hội đồng thi hay sắp xếp hội đồng thi theo môn thi… Tất cả những điều này đều phải tính toán kỹ để HS không bị ảnh hưởng.

Theo thầy Chính, việc sắp xếp coi thi môn thi tự chọn cũng phải hợp lý, tránh tình trạng có giáo viên coi thi rất nhiều, có giáo viên lại chẳng… có lớp coi thi. "Ở năm 2008, khi thay sách giáo khoa, chương trình lúc này có ban cơ bản và ban nâng cao. Khi coi thi, có tình trạng số HS thi ban nâng cao nhiều hơn ban cơ bản, ban cơ bản ít em thi trong khi số giám thị đã được phân ng nhiệm vụ từ đầu. Vì thế, có tình trạng giám thị phải bốc thăm… mới được coi thi" - thầy Chính cho biết.

Ở nội dung tính điểm học bạ trong xét tốt nghiệp, theo thầy Chính là hợp lý. Thầy phân tích việc thay đổi tỉ trọng tính điểm học bạ là điểm tiến bộ trong quy chế thi lần này, bởi lâu nay, dư luận vẫn hoài nghi việc đánh giá bằng học bạ không ng bằng, dễ có tình trạng làm đẹp học bạ tại các cơ sở giáo dục. "Điều này là có, bởi thực tế giảng dạy, nếu giáo viên nhận xét đúng thì HS sẽ rất thiệt thòi, ngay cả các cán bộ quản lý cũng không muốn HS trường mình có những học bạ "tệ". Việc thay đổi cách tính cũng là một điều chỉnh hợp lý" - thầy Chính nói.

Về việc không quy đổi điểm sẽ bảo đảm tính ng bằng giữa các thí sinh, ThS Phạm Thái Sơn cho rằng không phải tất cả HS đều có cơ hội học và thi chứng chỉ quốc tế như IELTS, TOEIC…, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa nhưng có thể gây bất mãn ở nhóm HS có trình độ cao và đã đầu tư vào chứng chỉ quốc tế" - ông Sơn nhận định. 

Xem lại lệ phí xét tuyển

Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1, TP HCM), cho hay quy chế thi được ban hành thời điểm này là hợp lý, vì có thời gian để các nhà trường có sự chuẩn bị chu đáo. Theo thầy Phú, với số buổi thi giảm so với trước đây sẽ tạo tâm lý nhẹ nhàng cho HS, phụ huynh, nhất là tiết kiệm ngân sách. Sau khi biết quy chế thi, nhà trường sẽ thực hiện rà soát việc đăng ký các môn tự chọn của HS, có kế hoạch phụ đạo, ôn tập phù hợp cho các em. "Tuy nhiên, có băn khoăn là hiện nay lệ phí đăng ký thi, xét tuyển ĐH vẫn còn khá cao. Nếu có thể giảm bớt chi phí này, sẽ tạo rất nhiều thuận lợi cho phụ huynh, thí sinh" - thầy Phú nói.

 

Tính toán nhiều phương thức xét tuyển

Một số chuyên gia cho rằng việc hạn chế tổ hợp có thể khiến trường ĐH không tuyển được đúng sinh viên có khả năng ở những môn học cần thiết cho chương trình đào tạo. Tuy nhiên, cũng có quan điểm kỳ thi ĐH trước đây chỉ có 4 tổ hợp truyền thống nhưng vẫn tuyển được sinh viên giỏi. Chính việc có quá nhiều phương thức tuyển sinh đã gây rối trong xét tuyển ĐH nên cần điều chỉnh lại. Trên thực tế, các trường ĐH đã chủ động đa dạng phương án tuyển sinh để chuẩn bị cho sự thay đổi của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, như xét tuyển kết hợp chứng chỉ với điểm thi, sử dụng kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực. Thí sinh có thể xét tuyển 1-2 tổ hợp bằng điểm thi tốt nghiệp và dùng thêm nhiều phương thức khác.

Nguồn tin: nld.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giữa trang 2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây