TRƯỜNG ĐH KIẾN NGHỊ LÀM RÕ CÁCH THỨC QUY ĐỔI ĐIỂM XÉT TUYỂN VỀ MỘT THANG CHUNG

Chủ nhật - 08/12/2024 20:37
Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến điểm xét tuyển, trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung.
TRƯỜNG ĐH KIẾN NGHỊ LÀM RÕ CÁCH THỨC QUY ĐỔI ĐIỂM XÉT TUYỂN VỀ MỘT THANG CHUNG

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến cho dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT.

Trong đó, một nội dung được đặc biệt quan tâm là điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất đối với từng chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo.

Bên cạnh đó, cách thức quy đổi điểm xét đối với từng chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo phải bảo đảm mỗi thí sinh đều có cơ hội đạt mức điểm tối đa, đồng thời không thí sinh nào có điểm xét vượt quá mức điểm tối đa (tính cả các điểm ưu tiên, điểm thưởng, điểm khuyến khích).

Tạo sự đồng đều và nâng cao chất lượng thí sinh trúng tuyển

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Khoát, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Mỏ - Địa chất nhận định, việc áp dụng thang điểm chung với từng chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo là một hướng đi tích cực, giúp tạo ra một thước đo chuẩn, thống nhất cho tất cả các phương thức xét tuyển. Điều này sẽ đảm bảo tính đồng bộ và ng bằng giữa các tổ hợp xét tuyển khác nhau.

Theo thầy Khoát, việc áp dụng thang điểm chung trong tuyển sinh không ảnh hưởng đến chất lượng thí sinh trúng tuyển. Bởi, chất lượng thí sinh phụ thuộc chủ yếu vào quá trình học tập xuyên suốt của các em ở bậc trung học phổ thông, thang điểm chung chỉ là một yếu tố hỗ trợ trong xét tuyển, không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đầu vào của thí sinh.

Chia sẻ về việc quy định lại cách cộng điểm các chứng chỉ ngoại ngữ và các điểm ưu tiên khác, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Khoát cho rằng: “Việc này góp phần tạo ra sự ng bằng trong tuyển sinh. Khi mỗi trường có tiêu chí lựa chọn rõ ràng sẽ đảm bảo thí sinh có năng lực thực sự mới trúng tuyển. Thay đổi này không chỉ giúp phân hóa thí sinh một cách hợp lý mà còn nâng cao giá trị và tính minh bạch trong công tác tuyển sinh đại học".

Đồng quan điểm, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, mục đích của việc quy đổi điểm xét tuyển các phương thức về một thang điểm chung là hạn chế việc phân chia chỉ tiêu giữa các phương thức không đồng đều, gây mất ng bằng đối với thí sinh. Việc nâng cao tính ng bằng trong quy trình xét tuyển sẽ góp phần tạo ra sự đồng đều hơn về chất lượng đầu vào cũng như nâng cao chất lượng thí sinh trúng tuyển.

pgs.ts bui hoai thang.jpg
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo,
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Website nhà trường)
 

Thầy Thắng chia sẻ, trong năm 2024, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng 5 phương thức tuyển sinh, trong đó phương thức chủ đạo là xét tuyển tổng hợp. Phương thức này bao gồm việc quy đổi điểm các yếu tố học lực (chiếm 90%), thành tích cá nhân (5%) và hoạt động xã hội, văn thể mỹ (5%) về thang điểm chung là thang 100.

Trong đó, yếu tố học lực được tổng hợp từ điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm 70%), điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông (chiếm 20%) và kết quả học tập bậc trung học phổ thông (chiếm 10%). Phương thức xét tuyển này áp dụng cho tất cả các ngành tuyển sinh.

Bên cạnh đó, thầy Thắng cũng cho biết: “Các thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như IELTS sẽ được quy đổi điểm để cải thiện điểm môn Tiếng Anh trong các tổ hợp có môn này. Cụ thể, các mức IELTS như 5.0, 5.5 và 6.0 trở lên sẽ được quy đổi thành 8.0, 9.0 và 10.0 điểm cho môn Tiếng Anh và trường sẽ lấy điểm cao nhất giữa điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông của thí sinh và điểm quy đổi.

Ngoài ra, điểm thưởng cho thành tích cá nhân và các hoạt động xã hội, văn thể mỹ (nếu có) chiếm 10% trong điểm tổng hợp. Điều này khuyến khích thí sinh nâng cao năng lực bản thân và rèn luyện trí lực cho tương lai.

Tuy nhiên, thành tố học lực vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (90%). Việc cộng điểm ưu tiên khu vực, đối tượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện theo nguyên lý quy đổi từ thang điểm 30 sang thang điểm 100”.

bkhcm1.jpg
Buổi tư vấn tuyển sinh của Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
(Ảnh: Website trường)
 

Bên cạnh đó, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trường còn thực hiện quy đổi điểm từ điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông sang điểm thi đánh giá năng lực cho các thí sinh không tham gia kỳ thi đánh giá năng lực.

Cách thức quy đổi điểm tổng hợp như trên giúp nhà trường tuyển được các thí sinh có chất lượng tốt, phù hợp với tiêu chí đồng thời vẫn giữ được tính đa dạng về đối tượng thí sinh.

Cần quy định rõ phương pháp và cách thức quy đổi điểm để đảm bảo tính ng bằng

Bên cạnh ý kiến đánh giá việc quy đổi điểm về một thang điểm chung tạo sự ng bằng cho thí sinh thì cán bộ tuyển sinh của nhiều trường đại học cũng cho rằng việc này không đơn giản. Thậm chí, nếu không có quy định rõ ràng thì chưa chắc đã đảm bảo ng bằng cho thí sinh.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Hoài Thắng nhận định, đây là một nhiệm vụ không đơn giản, bởi phải đảm bảo sự đối sánh và tương quan giữa kết quả học tập của học sinh qua từng phương thức xét tuyển.

Về phía Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, thầy Thắng cho hay, nhà trường đã thực hiện những quy đổi trong các năm gần đây và hiện đã tạm thời đưa ra ng thức tương quan giữa điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông và điểm đánh giá năng lực. ng thức này sẽ được tiếp tục theo dõi và cập nhật để đảm bảo tính chính xác và ng bằng.

Trong khi đó, theo Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, nếu quy đổi điểm từ các phương thức xét tuyển khác nhau như điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông, điểm học bạ hay điểm thi đánh giá năng lực về một thang điểm chung không hoàn toàn đảm bảo tính ng bằng.

Lý giải về nhận định này, thầy Nhân cho hay, hiện nay các sở giáo dục đại học sử dụng nhiều phương thức xét tuyển khác nhau như xét học bạ, thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy hay xét tuyển điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông và các phương thức này có yêu cầu về kiến thức khác nhau, độ khó khác nhau. Vì vậy, các phương thức xét tuyển có phổ điểm khác nhau, không cùng một mặt bằng chung nên rất khó quy về 1 thang điểm.

snapedit_1733285289568.jpeg
Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học ng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
(Ảnh: Website trường)

Thầy Nhân đưa ra ví dụ cụ thể rằng: “Nếu quy điểm thi đánh giá năng lực hoặc điểm thi đánh giá tư duy về thang điểm 30, phổ điểm trung bình thường dao động ở mức khoảng 5,5 điểm/môn (tương đương khoảng 16 đến 17 điểm cho 3 môn). Trong khi đó, điểm xét học bạ có thể có phổ điểm cao hơn, và điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông cũng phụ thuộc vào độ khó của đề thi hàng năm, dẫn đến sự khác biệt trong phổ điểm”.

Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân cũng đưa ra ý kiến rằng, việc quy đổi điểm còn cần phải tính đến sự tương thích giữa các phương thức xét tuyển. Nếu điểm thi đánh giá năng lực của một học sinh có tổng điểm là 800, sau khi quy đổi về thang điểm 30 chỉ còn khoảng 24 điểm, như vậy vô hình chung có thể khiến các thí sinh xét học bạ dễ dàng trúng tuyển hơn so với các phương thức khác.

Bên cạnh đó, thầy Nhân cũng kiến nghị, dự thảo cần phải làm rõ cách thức quy đổi điểm cho các thí sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp thành phố để đảm bảo tính ng bằng trong hoạt động xét tuyển.

Về phía Trường Đại học ng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, thầy Nhân cho biết, nhà trường sẽ nghiên cứu thực hiện các phương thức xét tuyển riêng biệt. Cụ thể, điểm thi đánh giá năng lực, điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông và điểm học bạ sẽ được xét theo các thang điểm khác nhau với điểm chuẩn riêng cho từng phương thức.

Đồng thời, nhà trường cũng sẽ áp dụng quy đổi điểm chứng chỉ ngoại ngữ về thang điểm 30, nhưng không phân biệt theo ngành để đảm bảo tính ng bằng cho tất cả các thí sinh. Bởi, theo thầy Nhân, chứng chỉ ngoại ngữ chỉ là một yếu tố ưu tiên.

cnhcm.jpg
Thí sinh dự thi đánh giá năng lực tại Trường Đại học ng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Website trường)
 

Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân đưa ra kiến nghị: “Các trường cần quy định rõ ràng phương pháp và cách thức quy đổi để đảm bảo tính ng bằng. Việc quy đổi điểm thực chất không quá phức tạp về mặt kỹ thuật, tuy nhiên, nếu quy đổi mà không phân biệt các phương thức xét tuyển, thì điểm chuẩn chung sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thí sinh trúng tuyển. Vì vậy, nếu tiến hành quy đổi điểm về một mức điểm chuẩn chung, các trường cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo tính ng bằng cho tất cả các thí sinh”.

Đồng tình với quan điểm này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Khoát, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Mỏ - Địa chất cho rằng, để việc quy đổi điểm được áp dụng hiệu quả trong thực tế, cần xem xét đến đặc thù riêng của từng cơ sở đào tạo. Mỗi trường đều có những yêu cầu riêng về chuẩn đầu vào và chuẩn đầu ra, phù hợp với từng lĩnh vực đào tạo.

Về hoạt động, định hướng của nhà trường, thầy Khoát cho hay, hiện tại nhà trường đang nghiên cứu và đánh giá kỹ hơn về tác động của thay đổi này đối với quá trình tuyển sinh. Tuy nhiên, về cơ bản, thay đổi này không ảnh hưởng quá nhiều đến phương thức tuyển sinh hiện tại của nhà trường.

Nguồn tin: giaoduc.net.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Giữa trang 2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây