Làm sao ngăn ngừa bệnh thận đái tháo đường?

Thứ sáu - 10/05/2019 21:29
Bệnh thận đái tháo đường là do tăng đường máu kéo dài gây tổn thương các mạch máu nhỏ của thận do: mất protein qua nước tiểu, tăng huyết áp, phù và các triệu chứng tổn thương thận tiến triển, cuối cùng, tổn thương tiến triển dẫn đến suy thận nặng.
Làm sao ngăn ngừa bệnh thận đái tháo đường?
Tại câu lạc bộ bệnh nhân Thận lần 4/2019, các bác sĩ khoa Nội thận - miễn dịch ghép, Bệnh viện Nhân dân 115 đưa ra những lời khuyên quan trọng giúp ngăn ngừa bệnh thận đái tháo đường.
- Bệnh thận đái tháo đường là do tăng đường máu kéo dài gây tổn thương các mạch máu nhỏ của thận do: mất protein qua nước tiểu, tăng huyết áp, phù và các triệu chứng tổn thương thận tiến triển, cuối cùng, tổn thương tiến triển dẫn đến suy thận nặng.

- Và tại sao mọi người phải hiểu biết về bệnh thận ĐTĐ vì: Tỷ lệ mắc mới đái tháo đường đang tăng rất nhanh trên thế giới. Bệnh thận đái tháo đường là nguyên nhân số 1 gây bệnh thận mạn. Điều trị bệnh thận giai đoạn cuối rất tốn kém. Chẩn đoán sớm và điều trị sớm có thể ngăn ngừa bệnh thận đái tháo đường giúp trì hoãn đáng kể thời điểm cần lọc máu hay ghép thận. Nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch ở các bệnh nhân mắc bệnh thận đái tháo đường tăng. Chẩn đoán sớm bệnh thận đái tháo đường là cần thiết khi quản lý bệnh nhân ĐTĐ.



- Trong những bệnh nhân ĐTĐ có khoảng bao nhiêu người chuyển sang bệnh thận ĐTĐ: Đái tháo đường týp 1 (ĐTĐ phụ thuộc insulin): Xuất hiện ở người trẻ tuổi, cần insulin để kiểm soát bệnh. Sẽ bị bệnh thận đái tháo đường khoảng 30 - 35%. Đái tháo đường týp 2 (ĐTĐ không phụ thuộc insulin): Thường xuất hiện ở người trưởng thành, Hầu hết các trường hợp có thể kiểm soát được mà không cần insulin. Sẽ bị bệnh thận đái tháo đường khoảng 10 - 40%.

- Một số yếu tố nguy cơ chính gây ra tình trạng bệnh nhân ĐTĐ nào sẽ bị bệnh thận ĐTĐ: Đái tháo đường týp 1 khởi phát từ trước tuổi 20. Kiểm soát đái tháo đường kém (nồng độ HbA1c cao). Kiểm soát tăng huyết áp kém. Tiền sử gia đình bị đái tháo đường và bệnh thận mạn tính. Có vấn đề về thị lực (bệnh võng mạc đái tháo đường) hoặc tổn thương dây thần kinh (bệnh thần kinh đái tháo đường) do đái tháo đường. Có protein trong nước tiểu, béo phì, hút thuốc vàtăng lipid huyết thanh.

ĐTĐ là nguyên nhân gây bệnh thận giai đoạn cuối ở 1/3 BN điều trị lọc máu.

- Khi một người ĐTĐ bị nghi ngờ mắc bệnh thận ĐTĐ: Nước tiểu có bọt hoặc có albumin/protein trong nước tiểu (ở giai đoạn sớm). Tăng huyết áp hoặc tình trạng tăng huyết áp có từ trước trở nên tệ hơn. Sưng mắt cá chân, bàn chân và mặt; giảm thể tích nước tiểu hay tăng cân (do tích dịch). Giảm nhu cầu insulin hay các thuốc hạ đường máu. Tiền sử hay bị hạ đường máu. Kiểm soát đái tháo đường tốt hơn với cùng liều thuốc hạ đường mà trước đó không kiểm soát được. Kiểm soát được đái tháo đường mà không cần thuốc (các thuốc hạ đường máu có tác dụng kéo dài hơn ở bệnh nhânsuy thận). Các triệu chứng của bệnh thận mạn (yếu, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, ngứa, xanh xao và khó thở), xuất hiện ở giai đoạn muộn. Xét nghiệm máu thấy chỉ số creatinine và ure máu tăng.



- Bệnh thận ĐTĐ được chẩn đoán và xét nghiệm nào giúp phát hiện bệnh sớm nhất:

+ XN protein trong nước tiểu
+ XN creatinine/ máu Xét nghiệm albumin niệu vi thể hàng năm là chiến lược tốt nhất để chẩn đoán sớm bệnh thận ĐT.
- Những phương pháp phòng ngừa: 
+ Đo huyết áp và làm tổng phân tích nước tiểu bằng que nhúng 3 tháng một lần.
+ Xét nghiệm creatinine máu (và MLCT ước tính) hàng năm với tất cả bệnh nhân ĐTĐ.
+ Tái khám bác sĩ định kỳ.
+ Cố gắng kiểm soát tốt nhất đường máu.
+ Giữ nồng độ HbA1C < 7%.
+ Giữ huyết áp < 130/80 mmHg (UCMC/ UCTT)
+ Ăn hạn chế đường và muối, và ăn chế độ giảm protein, cholesterol và mỡ.
+ Kiểm tra thận ít nhất một lần mỗi năm bằng cách tiến hành xét nghiệm albumin niệu và creatinine máu (và MLCT ước tính).
+ Các biện pháp khác: Tập thể dục thường xuyên và duy trì cân nặng lý tưởng. Tránh uống rượu, hút thuốc, các sản phẩm thuốc lá và lạm dụng thuốc giảm đau.


- Điều trị bệnh thận ĐTĐ: Đảm bảo kiểm soát đường huyết tốt. Kiểm soát cẩn thận huyết áp là biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ thận. Huyết áp nên được đo thường xuyên, duy trì dưới 130/80 mmHg. UCMC, UCTT làm chậm sự tiến triển của bệnh thận, được dùng ở giai đoạn bệnh thận đái tháo đường sớm nhất, khi mới xuất hiện albumin niệu vi thể. Để giảm phù mặt hay phù chân: thuốc lợi tiểu, hạn chế muối và dịch đưa vào cơ thể. 


Những bệnh nhân bị suy thận do ĐTĐ dễ bị hạ đường máu nên thay đổi các thuốc hạ đường máu. Ưu tiên: Insulin tác dụng ngắn để kiểm soát đái tháo đường. Tránh dùng thuốc viên hạ đường huyết tác dụng kéo dài. Tránh dùng metformin cho bệnh nhân có creatinine huyết thanh trên 1.5 mg/dl do có nguy cơ nhiễm toan lactic. Khi BN bị bệnh thận ĐTĐ có creatinine huyết thanh cao, cần tuân theo các biện pháp điều trị bệnh thận mạn. Đánh giá và quản lý các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch một cách tích cực (hút thuốc, tăng lipid, tăng đường máu và tăng huyết áp).

Bệnh nhân bị thận đái tháo đường kèm suy thận nặng cần được lọc máu hoặc ghép thận.
- Bệnh nhân bị bệnh thận ĐTĐ phải đến BS khi:
+ BN ĐTĐ có albumin niệu vi thể nên được gửi đến khám bác sĩ CK thận.
+ Tăng cân nhanh không rõ lý do, giảm thể tích nước tiểu rõ, phù mặt và chân tăng dần hoặc khó thở.
+ Đau ngực, tăng huyết áp đã có từ trước trở nên tệ hơn hoặc nhịp tim nhanh hoặc rất chậm.
+ Rất mệt, chán ăn hoặc nôn hoặc xanh xao.
+ Sốt kéo dài, rét run, đau hoặc buốt khi đi tiểu, nước tiểu có mùi hôi hoặc có máu.
+ Hay bị hạ đường máu hoặc phải giảm liều insulin.

Tác giả bài viết: Minh Hân..Bv115

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giữa trang 2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây