Virus hợp bào hô hấp – nguyên nhân chính gây ra bệnh về đường hô hấp ở trẻ
Có nhiều loại virus gây ra các bệnh về đường hô hấp, trong đó phổ biến nhất là các virus hợp bào hô hấp (RSV). Cả người lớn và trẻ em đều dễ có thể mắc. Đặc biệt thời điểm tháng 6, 7 trẻ được nghỉ hè. Việc di chuyển khiến người mệt mỏi, sức đề kháng của trẻ suy giảm cộng thêm việc thay đổi môi trường liên tục, nguy cơ tiếp xúc với virus tăng cao.
Chị Nguyễn Thị Lan Phương (34 tuổi, Hoàng Hoa Thám) chia sẻ: “Bé nhà mình mới cai sữa được khoảng 2 tháng, từ lúc đó bạn ấy rất hay ốm vặt, nhất là mấy hôm vừa rồi nắng nóng kéo dài, bé ho sổ mũi đi khám bác sĩ kết luận bị viêm đường hô hấp trên khiến mình rất lo lắng.”
Cùng cảnh với chị Phương, chị Minh Tâm (32 tuổi, Ba Đình) bộc bạch: “Nhà có 3 mẹ con vì ông xã mình đi làm xa, đợt này nắng nóng cả mẹ với con đều ốm liên miên. Anh chưa khỏi ho thì em lại hắt hơi, sổ mũi, ho húng hắng. Đến là khổ với cái thời tiết này”
Theo bác sĩ chuyên khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc: “Người lớn mắc virus RSV chỉ có những biểu hiện như ho cảm đơn thuần, tuy nhiên nếu lây cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 24 tháng tuổi thì tỉ lệ bị viêm tiểu phế quản sẽ rất cao. Đối với trẻ em khi bị virus này tấn công, trong 1-2 ngày đầu thường bị sốt nhẹ, ho khan, sổ mũi. Từ ngày thứ 3 trở đi, bệnh sẽ thể hiện rất rõ với những triệu chứng chính: ho nhiều, thở khò khè hoặc khó thở. Tốt nhất, khi trẻ có dấu hiệu bất thường về sức khỏe phụ huynh nên theo dõi chặt chẽ và cho trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên khoa Nhi thăm khám để tránh bệnh tiến triển nặng hơn.”
Bên cạnh nguyên nhân này thì thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, độ ẩm không khí tăng làm cho cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, mất nước, sức đề kháng suy giảm cũng khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn.
Không chủ quan khi trẻ mắc bệnh
Đa số trẻ bị viêm đường hô hấp thể nhẹ hoặc trung bình đều được bác sĩ chỉ định cho chăm sóc, theo dõi và điều trị tại nhà sau khi đã thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nhi. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng nhấn mạnh phụ huynh không được chủ quan mà phải chú ý theo dõi tiến triển bệnh của trẻ, tránh xảy ra tình trạng biến chứng không mong muốn.
Theo các bác sĩ Nhi tại Bệnh viện Thu Cúc: Ở trẻ nhỏ vẫn đang bú mẹ khi bị bệnh trẻ thường mệt lười ăn, lười bú. Phụ huynh nên khuyến khích và cho trẻ ăn, bú nhiều lần trong ngày theo khả năng của trẻ, đồng thời cũng không nên ép trẻ ăn. Nếu trẻ bị nghẹt mũi, ba mẹ cần làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng nước muối loãng 0,9% giúp trẻ nhỏ có thể bú mẹ hoặc ăn uống dễ dàng hơn. Đối với trẻ lớn nên động viên trẻ ăn bằng cách nấu những món hàng ngày con thích ăn, cho trẻ uống đủ nước, bổ sung oresol theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Giữ vệ sinh sạch sẽ nhắc bé rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Điều hòa trong nhà chỉ nên để khoảng 26-27 độ. Tránh việc thay đổi nhiệt độ đột ngột bằng cách trước khi cho bé ra ngoài phải tăng điều hòa lên khoảng gần bằng với nhiệt độ ở ngoài, mở cửa và đứng giữa cửa khoảng vài phút để bé thích nghi với nhiệt độ. Không bật quạt thốc trực tiếp vào mặt trẻ.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Các chuyên giay tế khuyến cáo những lưu ý dưới đây có thể giúp bé yêu ngăn ngừa các bệnh viêm đường hô hấp:
– Tránh tiếp xúc với chất kích thích như khói thuốc lá, đeo khẩu trang khi ra trường và tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
– Ăn uống đầy đủ, đặc biệt là rau xanh nhằm cung cấp đủ vitamin giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
– Uống nước đủ là một cách bù trừ cho tình trạng mất nước qua đường hô hấp, qua da vào môi trường lạnh và khô.
– Tiêm phòng vắc xin giúp tăng sức đề kháng chung của cơ thể chống nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp.
– Cho bé đi khám chuyên khoa Nhi ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường để điều trị đúng, kịp thời và tránh lây bệnh của mình sang những người xung quanh.
Daotaoyduoc.net Chuyên tổ chức tuyển sinh đào tạo các nghành về Y Dược.
Tham khảo trang web Daotaoyduoc.net Để được tư vấn và đăng ký tham gia khóa học
Tác giả bài viết: Tin tức tổng hợp
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn