Những điều cần biết về nổi mày đay

Chủ nhật - 23/06/2019 22:12
Mày đay có thể do nguyên nhân dị ứng hay nhiều nguyên khân khác. Thường thì mày đay xuất hiện và biến mất trong vài giờ, không để lại dấu vết gì trên da nhưng ở một số người bệnh lại hay tái phát từng đợt.
Những điều cần biết về nổi mày đay
Những điều cần biết về nổi mày đay
1. Mày đay là gì?
Mày đay (mề đay) là những dát đỏ, nhô cao xuất hiện ở bất kì vùng da nào trên cơ thể và rất ngứa. Nếu xuất hiện ở vùng tổ chức lỏng lẻo như mi mắt, môi, sinh dục ngoài... thì gọi là phù mạch. Chúng xảy ra có thể do nguyên nhân dị ứng hay nhiều nguyên khân khác. Trong hầu hết các trường hợp, mày đay xuất hiện và biến mất trong vài giờ, không để lại dấu vết gì trên da. Nhưng ở một số người bệnh lại hay tái phát từng đợt. 
 
Thạc sĩ Bác sĩ Phạm Ngọc Trâm - Khoa Khám và điều trị theo yêu cầu

2. Khi nào cần đến bệnh viện ngay? 
Đó là khi mày đay kèm một trong các triệu chứng sau:
- Khó thở.
- Cảm giác nghẹt ở họng.
- Buồn nôn và nôn.
- Đau thượng vị hay đau quặn bụng.
- Ngất.
Hình ảnh các dạng sang thương mày đay (nguồn: internet)

3. Tại sao bạn lại bị mày đay?
  • Nếu bạn bị mày đay lần đầu, có thể do dị ứng với:
- Thức ăn: những thức ăn “thông thường nhất”, “lành nhất” cũng có thể gây mày đay.
- Thuốc: kháng sinh, kháng viêm, các vitamin…
- Nọc độc: của một số côn trùng như muỗi, mòng, bọ chét, ong, kiến, sâu bọ… 
- Tiếp xúc với chất hữu cơ hay hóa học: mỹ phẩm, son, phấn, nước hoa…
- Tác nhân đường hô hấp: rơm rạ, phấn hoa, bụi nhà, bụi kho, lông vũ, khói thuốc…
Nếu mày đay do dị ứng thì phải tránh tác nhân gây dị ứng.
  • Mày đay cũng có thể gây ra bởi:
- Nhiễm trùng: virút, vi trùng, ký sinh trùng đường ruột hay nhiễm nấm.
- Các yếu tố vật lý từ bên ngoài như khi mệt nhọc, gắng sức, stress, do chèn ép, do rung động, do quá lạnh, do quá nóng, do ánh sáng mặt trời, do nước…

Ngoài ra, mày đay cũng có thể do các bệnh hệ thống: lupus ban đỏ, viêm mạch, bệnh nội tiết (tiểu đường, cường giáp), bệnh ung thư…
Nếu bạn bị mày đay hầu hết các ngày trong tuần và trên 6 tuần, nguyên nhân có thể không phải do dị ứng. Tình trạng này gọi là mày đay mạn tính và trong 80-90% trường hợp là không tìm ra nguyên nhân. Trong trường hợp này, bạn sẽ phải cần uống thuốc hàng ngày nhằm kiểm soát triệu chứng khó chịu. May mắn là phần lớn trường hợp mày đay mạn tính sẽ tự hết, tuy nhiên có thể sẽ mất một hay vài năm.

4. Mày đay được điều trị như thế nào?
Bác sĩ có thể kê cho bạn một số thuốc kháng histamin nhằm giảm triệu chứng ngứa, để có hiệu quả tốt bạn phải uống thuốc đều và đủ theo chỉ định. Nếu mày đay có triệu chứng nặng hay kháng trị, bác sĩ có thể thêm thuốc kháng viêm steroid trong một thời gian ngắn. 
Những việc bạn có thể làm để giúp nhanh khỏi mày đay: 
+ Dừng tất cả các loại thuốc hoặc thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng.
+ Hạn chế gãi, chà xát mạnh trên da.
+ Tẩy giun sán, chống táo bón.
+ Mặc quần áo nhẹ nhàng, vừa vặn.
+ Tránh tắm nước nóng.
+ Tránh các hoạt động nặng nhọc hoặc các nguyên nhân gây ra mồ hôi.
+ Cố gắng nghỉ ngơi và giảm các stress.
+ Tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.
*******************************************************
ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ
  • Cơ sở 1: Ngõ 4, Dương Khuê, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội 
  • Cơ sở 2: số 301 Nguyễn Trãi, p. Quyết Thắng, tp. Lai Châu, tỉnh Lai Châu
CƠ SỞ ĐÀO TẠO: Hà Nộ và tp. Hồ Chí Minh 
LIÊN HỆ TUYỂN SINH

Tác giả bài viết: Thạc sĩ Bác sĩ Phạm Ngọc Trâm.BV115

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giữa trang 2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây